1. Tại sao cần phải bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Nguy cơ mất an toàn thông tin hiện đang diễn biến phức tạp, khó lường do sự bùng nỗ của internet. Tài khoản cá nhân dễ bị đánh cấp, xâm nhập, rò rỉ tràn lan trên không gian mạng, số vụ lừa đảo trên mạng xã hội facebook càng tăng, hay gần đây nhất là sự việc ứng dụng Zoom bị hack, không bảo mật và an toàn cho người dùng,... Do vậy hơn bao giờ hết bạn cần phải bảo vệ dữ liệu cá nhân an toàn.
Dữ liệu cá nhân là giá trị vô cùng quan trọng của nền kinh tế số. Hầu hết các lĩnh vực đều sử dụng dữ liệu cá nhân để xử lý dữ liệu như hành chính, y tế, hình sự, hộ tịch, quốc tịch,...Do đó dữ liệu cá nhân cần phải được bảo mật tối đa.
Tránh bị mạo danh: Nếu dữ liệu cá nhân bị đánh cấp thì bạn sẽ bị mạo danh để các đối tượng lừa đảo thực hiện các hành vi phạm pháp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và cuộc sống của bạn. Cho nên bạn cần phải cẩn thận với các thông tin cá nhân của mình như địa chỉ email, số điện thoại, hồ sơ truyền thông xã hội, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ nhà,...
2. Cách kiểm tra dữ liệu, thông tin cá nhân đã bị rò rỉ hay chưa
Đầu tiên: Bạn truy cập vào địa chỉ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC theo link: https://khonggianmang.vn/
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC
National Cyber Security Center - NCSC có chức năng giám sát trung tâm, là đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Web sẽ hiển thị “CÁC CÔNG CỤ KIỂM TRA AN TOÀN THÔNG TIN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN” cho bạn tiến hành kiểm tra. Các công cụ kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra địa chỉ IP
- Kiểm tra website phishing
- Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân
- Kiểm tra khả năng phòng chống tấn công giả mạo email
- Các công cụ kiểm tra an toàn thông tin đối với cá nhân
Kiểm tra địa chỉ IP
Công cụ này giúp bạn kiểm tra địa chỉ IP Public của bạn có kết nối tới mạng botnet nào trong 30 ngày gần nhất. Bạn nhấp chọn vào mục "Kiểm tra địa chỉ IP" ở trang chủ.
Sau đó nhấn vào nút “Kiểm tra”.
Hệ thống sẽ hiển thị kết quả ngay cho bạn.
Kiểm tra website phishing
Công cụ này giúp bạn kiểm tra website bạn nghi ngờ có phải là lừa đảo, giả mạo hay không. Đầu tiên bạn nhấn vào "Kiểm tra website phishing".
Sau khi nhấp chọn mục này, bạn nhập đường link của web mà bạn muốn kiểm tra vào ô “Nhập URL”.
Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân
Công cụ này giúp bạn kiểm tra tài khoản cá nhân của bạn có bị lộ lọt trên mạng hay không. Bấm chọn "Kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân" để bắt đầu kiểm tra.
Tiếp đó, “Nhập email của bạn”.
Bạn xem kết quả hiển thị cảnh báo xem email của bạn có an toàn hay không. Nếu địa chỉ email của bạn được tìm thấy trong danh sách các tài khoản email bị lộ lọt thông tin thì bạn nên nhanh chóng thay đổi thông tin các tìa khoản đang sử dụng mật khẩu này.
Lưu ý không sử dụng lại mật khẩu cũ, sử dụng các mật khẩu có độ mạnh cao và khác nhau trên các trang khác nhau.
Kiểm tra khả năng phòng chống tấn công giả mạo email
Bạn nhấp chọn công cụ này để kiểm tra địa chỉ email công ty/tổ chức của bạn có khả năng phòng chống tấn công giả mạo thư.
Sau đó, bạn “Nhập địa chỉ email/email server cần kiểm tra”, rồi bấm chọn “Kiểm tra”.
Hệ thống sẽ cảnh báo cho bạn biết người gửi mail cho bạn có phải lừa đảo không.
3. Cách bảo mật tài khoản an toàn
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để đảm bảo tài khoản cá nhân của bạn trong phạm vi an toàn.
- Thực hiện bảo mật 2 lớp: Bổ sung thêm một lớp bảo mật cho tài khoản của bạn. Sau khi thiết lập tính năng này, bạn sẽ đăng nhập vào tài khoản của mình bằng 2 bước như sau: Thông tin bạn biết (mật khẩu của bạn) và thiết bị bạn có (như điện thoại hoặc khóa bảo mật). Bạn có thể thực hiện bảo vệ tài khoản trên Google, iCloud trên iphone, Facebook,...
- Bảo mật máy tính của bạn: Bạn nên kiểm tra và quét virut thường xuyên bằng các phần mềm diệt virut; không truy cập vào các trang web lạ; không tải về các ứng dụng, phần mềm không rõ nguồn gốc,... để chống mất cắp dữ liệu và xâm nhập trái phép trên laptop.
- Cần lưu ý khi cài đặt các ứng dụng trên điện thoại di động: Bạn nên hạn chế tải về các ứng dụng không được xác nhận, không đáng tin cậy cũng như tránh các cửa hàng ứng dụng của bên thứ 3. Bạn có thể xem thêm 5 mẹo phát hiện và tránh các ứng dụng nguy hiểm, độc hại trên Android.
- Tránh đưa thông tin của bạn cho các bên không xác định: Không nên tham gia vào các trò chơi Facebook có yêu cầu kết nối với profile của bạn hoặc yêu cầu bạn cung cấp ngày tháng năm sinh, địa chỉ mail, số điện thoại,... Ngoài ra tốt nhất, bạn nên đăng status của bạn trong phạm vi bạn bè.
- Cài đặt mật khẩu cho điện thoại di động của bạn: Sử dụng mật khẩu an toàn giúp bạn bảo vệ thông tin dữ liệu trên điện thoại cá nhân như danh bạ điện thoại, các thông tin tài khoản hay các dữ liệu cá nhân quan trọng của bạn. Bạn nên cài đặt mật khẩu khóa màn hình cho điện thoại.
- Không sử dụng cùng một mật khẩu cho các địa chỉ khác nhau: Bạn nên thường xuyên thay đổi mật khẩu của mình và đặt ở chế độ mạnh. Và tuyệt đối không cung cấp hay để lọt mật khẩu của mình cho bất kỳ ai. Bạn có thể kiểm tra độ mạnh yếu mật khẩu đã lưu trên Google, có bị hack không tại đây.
- Lưu ý với webcam của bạn: Bạn nên che webcam của bạn lại bằng cách dán nhãn, ngoài ra cũng nên tắt máy ảnh mặt trước trên điện thoại của bạn.
- Cẩn thận với các wifi công cộng: Bạn cần cân nhắc trước khi truy cập vào các wifi miễn phí, wifi nơi công cộng,... để đảm bảo kết nối của bạn an toàn. Bạn có thể xem thêm những nguy hiểm đến từ wifi công cộng và cách phòng tránh.
Nguồn: Internet